You are here

Phó Thác Hoàn Toàn (2)

Phó Thác Hoàn Toàn (2)

Phó Thác Phát Xuất Từ Trong Lòng

Dựa trên tài liệu trong quyển sách “Totally Committed” của Mục Sư Trương Hy Hòa Bà Mục Sự Châu Huệ Hiền biên soạn


Download PDF File – Tải Xuống Bài PDF

Nếu bạn thấy trong cuộc sống Tín Đồ Cơ Đốc có nhiều khó khăn trong việc cầu nguyện hay là không kinh lịch được sự chân thật của Chúa Trời, bạn hãy tự xem xét coi bạn có phải coi tội lỗi là một chuyện bình thường không đáng kể chăng? Chúa Giê-su nói rằng nếu chúng ta muốn nhận biết Chúa Trời thì ta phải quyết tâm thực hành những điều tốt lành, chân thật, thánh sạch và công nghĩa.

Nếu bạn cứ bám chặt vào tội lỗi, cho dù bạn thấy rằng chỉ là một tội lỗi nhè nhẹ, nhưng tội lỗi ấy sẽ cản trở bạn không thể tương giao với Chúa Trời. Bạn đừng có phí thì giờ mà cầu nguyện với Chúa Trời tại vì bạn không cách nào đến với Ngài được. Thi Thiên 66:18 nói rằng: “18 Nếu tôi giữ điều ác trong lòng, Ắt Chúa chẳng nghe tôi”. Nếu chúng ta bám vào tội lỗi trong lòng ta, ta không kinh lịch được Chúa Trời vì đường lối của Ngài là thánh sạch.

Sự chọn lựa là rõ ràng lắm. Sự phó thác cho Chúa Trời không thể tách rời với sự phó thác cho công nghĩa. Bạn phải lựa bên này hay bên kia – nóng hay là lạnh – nhưng nếu hâm hẩm thì bạn sẽ không đi đến đâu cả.

Sự Phó Thác Của Tấm Lòng

Ma-thi-ơ 5:31 – 32 31 Có lời nói rằng: “Nếu người nào ly dị vợ mình, thì hãy cho vợ giấy ly dị.” 32 Nhưng ta nói cùng các ngươi: “Nếu người nào ly dị vợ mà không phải vì sự đồi bại, thì người ấy làm cho vợ mình phạm tội tà dâm; lại nếu người nào cưới đàn bà bị ly dị, thì cũng phạm tội tà dâm.”

(Xin đọc bài giảng “Mối Quan Hệ Giữa Chúa Trời Và Người Dân Của Ngài” để hiểu rõ ý nghĩa của đoạn Kinh Thánh Ma-thi-ơ 5:31 – 32)

Lời dạy này của Chúa Giê-su có liên quan gì đến sự phó thác? Trong một cuộc hôn nhân, hai bên phó thác cho nhau. Khi sự phó thác trong lòng đã tan vỡ thì sẽ đưa đến việc ly dị. Nếu trong lòng không còn phó thác cho nhau nữa thì cuộc hôn nhân đã mất đi ý nghĩa mà Chúa Trời sắp đặt vào trong đó. Có những người kết hôn vì tiền bạc, hoặc là vì sự nhập cự (Immigration), hoặc là họ bị ép buộc vào hôn nhân. Nếu hai bên không có phó thác cho nhau, xin hỏi có thể đạt được cuộc hôn nhân chân thật và tràn đầy ý nghĩa không?

Tính chất cơ bản của tội lỗi là không phó thác hay chống cự lại phó thác, từ chối phó thác cho một người hay từ chối phó thác cho Chúa Trời. Bởi vậy tội tà dâm là phản nghịch lại sự phó thác trong hôn nhân. Chúa Trời nói rằng: “Ta ghét sự ly dị” (Ma-la-chi 2:16). Ngài ghét việc từ chối phó thác cho người ta và cũng ghét việc từ chối phó thác cho Ngài.

Trong vườn Ê-đen, Chúa Trời dặn A-đam đừng ăn cái quả của một cây trong vườn. Sự kiện đó là xuây quanh sự không vâng phục của A-đam. Nếu không có phó thác thì có sự vâng phục hay không? “Vâng phục” sẽ trở thành vô ý nghĩa nếu loại trừ phó thác ra ngoài. Vâng phục mà không có phó thác thì không còn là vâng phục phát xuất từ trong lòng.

Sự Phó Thác Trong Lời Nói

Trong “Bài giảng trên núi”, Chúa Giê-su đang nói về sự ly dị, rồi một vài câu sau lại chuyển sang tính chất đáng tin cậy trong lời nói. Trừ phi bạn nhận biết rằng những lời dạy trong “Bài giảng trên núi” đều nhắm vào các phương diện khác nhau của sự phó thác, bằng không bạn sẽ thấy những câu đó hình như không có liên quan gì với nhau.

Ma-thi-ơ 5:33 – 37 33 Các ngươi cũng có nghe lời dạy cho người xưa rằng: “Ngươi chớ thề dối, nhưng hãy giữ trọn vẹn lời thề của mình với Chúa.” 34 Nhưng ta nói cùng các ngươi: “Đừng thề chi hết; đừng chỉ vào trời mà thề, vì trời là ngai của Chúa Trời; 35 đừng chỉ vào đất mà thề, vì đất là bệ chân của Ngài; đừng chỉ vào thành Giê-ru-sa-lem mà thề, vì đó là thành của Vua lớn. 36 Đừng chỉ vào đầu ngươi mà thề, vì ngươi không thể làm cho một sợi tóc trở nên trắng hay là đen được. 37 Nhưng lời nói của các ngươi hãy là: “phải, phải, không, không.” Còn điều gì nói thêm đó đều từ quỉ dữ mà ra.”

Nếu tôi nói “phải”, tôi chắc chắn sẽ làm cái việc mà tôi đã hẹn. Nếu tôi nói “không”, tôi chắc chắn không làm cái việc mà tôi đã nói là không làm. Một là “phải”, hai là “không”, đó là sự phó thác. Tính tình của bạn bày tỏ sự phó thác trong lời nói của bạn, bất cứ là “phải” hay là “không”. Bạn không cần nói thêm gì khác. Bạn không cần lập lời thề. Lập lời thề không có gia tăng điều gì vào trong lời nói của chúng ta, lập lời thề chỉ là để cho người khác nghe rồi tin rằng những điều chúng ta nói là chân thật, có thế thôi. Nhưng điều quan trọng là bạn lúc nào cũng giữ lời nói của mình. (Xin đọc bài giảng “Lời Nói Của Tín Đồ Cơ Đốc” để hiểu rõ lời giải thích về đoạn Kinh Thánh Ma-thi-ơ 5:33 – 37)

Khi chúng ta học tập “Bài giảng trên núi”, ta thấy chủ đề phó thác trong suốt bài giảng này. Trong trường hợp lập lời thề, tại vì tình tình của chúng ta đã được thay đổi hoàn toàn cho nên lời nói của chúng ta chính là sự phó thác. Bạn chắc không tin cậy vào một người một lúc thì nói “phải” rồi một lúc sau lại nói “không”. Tại vì tính tình của Chúa Trời bày tỏ sự phó thác, Ngài không chấp nhận sự từ chối phó thác của những người chưa được tái sinh.

Yêu Thương Là Sự Phó Thác

Ma-thi-ơ 5:43 – 48 43 Các ngươi có nghe lời dạy rằng: “Hãy yêu người lân cận, và hãy ghét kẻ thù nghịch mình.” 44 Nhưng ta nói cùng các ngươi rằng: “Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi, 45 hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời; bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ ác cùng kẻ lành, ban mưa cho kẻ công nghĩa cùng kẻ độc ác. 46 Nếu các ngươi yêu những kẻ yêu mình, thì có được phần thưởng gì đâu? Ngay cả những kẻ thâu thuế há chẳng làm như vậy sao? 47 Lại nếu các ngươi chỉ chào đón anh em mình mà thôi, thì có gì hơn ai đâu? Ngay cả những người ngoại há chẳng làm như vậy sao? 48 Thế thì, các ngươi hãy nên hoàn hảo, như Cha các ngươi ở trên trời là hoàn hảo.”

“Người ngoại” là một từ ngữ trong lời dạy của Chúa Giê-su dùng để chỉ về những người chưa được tái sinh. Chúng ta phải khác với “người ngoại”. Chúa Giê-su nói rằng: “Hãy yêu người lân cận”. Chúng ta hãy suy ngẫm về ý nghĩa của yêu thương. Tính chất cơ bản của yêu thương chính là sự phó thác. Bạn có thể định nghĩa về yêu thương mà không nhắc đến sự phó thác không? Bạn làm không được, tại vì bản chất của yêu thương là sự phó thác. Có nhiều người không hiểu điểm này, họ nghĩ rằng yêu thương chỉ là xúc cảm hay nỗi niềm. Nếu chúng ta nghĩ như vậy, thì chúng ta không hiểu ý nghĩa của yêu thương trong Kinh Thánh. Yêu thương là xây dựng trên sự phó thác chứ không phải xúc cảm.

Tôi từng hỏi những đôi nam nữ sắp kết hôn: “Tại sao cậu yêu cô gái này?” hay là “Tại sao cô yêu ông này?” Câu trả lời thường khiến tôi kinh ngạc: “Tại vì tôi thích vẻ mặt của cô này (hay ông này).” Câu nói như vậy có nghĩa là gì? Ông thích kiểu tóc của cô hay là đôi mắt của cô? Tôi lúng túng gãi đầu gãi tai và tự nhủ rằng: “Có phải đôi mắt hấp dẫn sẽ là cơ sở của hôn nhân này chăng?” Có khi họ nói rằng: “Tôi yêu tác phong của cô.” Câu này lại có nghĩa là gì? Phong cách cô ăn mặc hay làm việc? Làm sao mà bạn có thể xây dựng sự phó thác trên cơ sở này? Nếu bạn yêu thương chỉ vì những lý do nông cạn như thế, xin hỏi sau này nếu cô bị bịnh nặng, hoặc là vì tuổi già có nhăn nheo trên mặt và tóc rụng hết, thì cuộc hôn nhân cũng kết thúc chăng?

Chúng ta chắc phải xây dựng sự phó thác trên một cơ sở vững mạnh hơn. Trừ phi bạn gái tôi và tôi có cùng một chí hướng và mục đích trong cuộc đời, bằng không tôi không muốn phó thác chính mình trong cuộc hôn nhân. Hai đứa chúng tôi sẽ đi cùng một hướng, đánh trận cùng nhau để đạt được cùng một mục đích trong cuộc đời. Đó mới là một cơ sở vững mạnh hơn để dựng lên sự phó thác.

Một cuộc hôn nhân dựa trên xúc cảm hay sự hấp dẫn bề ngoài mà không phải dựa trên những phẩm chất sâu xa, thì không có cơ sở để dựng nên sự phó thác. Ở phần trên tôi đã nói rằng nếu bạn loại bỏ sự phó thác ra khỏi yêu thương, thì “yêu thương” không còn là từ ngữ “yêu thương” của Kinh Thánh nữa. Sau cùng, chúng ta hãy ngẫm nghĩ về những điều Chúa Trời đã làm cho chúng ta vì Ngài yêu thương chúng ta.

Ba Điểm Về Yêu Thương Và Phó Thác

1. Không có phó thác thì không có yêu thương

Chúng ta yêu thương người lân cận hay yêu thương lẫn nhau không phải vì người lân cận là khả ái đáng thương. Điểm này loại trừ xúc cảm ra khỏi cơ sở của yêu thương. Chúng ta yêu thương người lân cận hay yêu thương lẫn nhau không phải tại vì người này là khả ái hay chúng ta là khả ái, nhưng tại vì Chúa Trời là đáng kính yêu và Ngài đã mệnh lệnh chúng ta phải yêu thương. Này mới là cơ sở vững vàng duy nhất mà yêu thương có thể tồn tại giữa loài người. Nếu bạn thử xây dựng sự phó thác vì “thích” ngươi kia, thì sự phó thác chẳng tồn tại lâu dài. Khi người kia nói một câu không cẩn thận xúc phạm đến bạn thì sự phó thác tiêu tan liền. Bởi vậy nếu chúng ta loại trừ sự phó thác ra khỏi yêu thương thì chẳng còn yêu thương nữa.

2. Sự phó thác trong yêu thương chính là vâng phục Chúa Trời

Động cơ của yêu thương không phải chỉ là thích ngươi kia. Trong lời dạy của Chúa Giê-su, lý do mà chúng ta yêu thương và phó thác không phải vì người kia khả ái đáng thương nhưng tại vì Chúa Trời đã mệnh lệnh chúng ta phải yêu thương. Bởi vậy sự phó thác trong yêu thương chính là hành động vâng phục.

Chúng ta yêu thương những kẻ không đáng thương chỉ vì Chúa Trời, Ngài là đáng kính yêu, đã mệnh lệnh chúng ta phải yêu thương những kẻ không đáng thương. Trong đoạn Kinh Thánh ở trên, Chúa Giê-su dạy bảo chúng ta phải yêu thương kẻ thù nghịch. Bạn chắc cảm thấy kẻ thù nghịch của bạn là khó thương nhất. Bởi vậy nếu bạn chỉ yêu thương những người đáng thương, thì bạn chắc không thể yêu thương kẻ thù nghịch được. Nếu bạn biết rõ khuyết điểm của một người bạn nào đó, không chừng bạn đã cảm thấy khó mà yêu thương người đó rồi, huống chi là yêu thương kẻ thù nghịch nữa.

Thật ra chúng ta không cách nào yêu thương kẻ thù nghịch của mình trừ phi năng lực của Chúa Trời giúp đỡ chúng ta. Có những bà vợ thấy khó mà yêu thương ông chồng của mình, tương tự như vậy, nhiều ông chồng cũng thấy khó mà yêu thương bà vợ của mình. Nhưng nếu có sự phó thác thì có ân điển của Chúa Trời. Ân điển ban cho chúng ta năng lực để làm những điều mà thông thường chính mình làm không nổi. Khi bạn sống theo quyền năng của Chúa Trời, bạn sẽ kinh lịch sự chân thật của Ngài. Phó thác đòi hỏi chúng ta làm những chuyện mình làm không nổi theo bản tánh của mình, rồi chúng ta sẽ kinh lịch sự chân thật của Ngài.

Tôi biết rằng Chúa Trời là chân thật tại vì tôi bằng lòng phó thác cho Ngài và vâng phục ý chỉ của Ngài, ấy là trái ngược với bản tánh của tôi. Khi tôi làm những chuyện tôi làm không nổi bằng khả năng của mình, tôi biết rằng ấy là ân điển của Chúa Trời giúp đỡ tôi. Có nhiều người Tín Đồ Cơ Đốc không thấy vui vẻ hay thỏa mãn trong cuộc sống thuộc linh tại vì họ không chịu phó thác. Nhưng nếu bạn phó thác thì bạn chắc sẽ kinh lịch quyền năng của Chúa Trời.

3. Sự phó thác phát xuất từ trong lòng và cần phải có quyền năng của Chúa Trời

Sự phó thác chân thật phát xuất từ trong lòng, chứ không phải là một cuộc biểu diễn bên ngoài để cho người ta ngắm coi. Ấy chính là lời dạy trong Ma-thi-ơ chương 6 của “Bài giảng trên núi”. Sự phó thác phát xuất từ một tấm lòng đã được biến đổi, chứ không phải nghiến răng nói rằng: “Ta sẽ ráng làm cho trọn việc này,” đó là làm theo ý chỉ của Chúa Trời bằng lực lượng của mình. Nếu chúng ta làm như vậy thì chắc sẽ thất bại, sớm muộn gì chúng ta sẽ thấy mệt mỏi, chán nản và thất vọng.

Chúng ta phó thác không phải bằng khả năng của mình. Từ trong lòng của mình chúng ta phó thác cho Chúa Trời, rồi nhận được năng lực của Ngài để làm những điều Ngài yêu cầu.

Sự phó thác mà Chúa Giê-su răn dạy là không thể làm được trừ phi bằng quyền năng của Chúa Trời. Người Tín Đồ Cơ Đốc chân chính nhận biết quyền năng của Chúa Trời tại vì người luôn luôn dựa vào quyền năng đó. Ngược lại, tôi từng thấy những người Tín Đồ Cơ Đốc đã ráng mà phó thác cho Chúa Trời, nhưng rồi lại bỏ cuộc không muốn phó thác nữa. Bạn không thể tiếp tục cuộc sống Tín Đồ Cơ Đốc bằng lực lượng của mình. Bạn thử yêu thương kẻ thù nghịch coi. Không chừng bạn có thể làm được chuyện này trong một hay hai phút, nhưng rồi bạn muốn bẻ cái cổ của nó.

Phó Thác Là Tính Tình Của Chúa Trời

Chúng ta hãy tìm hiểu về sự phó thác một cách sâu xa hơn, đến ngay đến tình tình của Chúa Trời.

1 Giăng 4: 8 8 Ai chẳng yêu thương, thì không nhận biết Chúa Trời; vì Chúa Trời là sự yêu thương.

1 Giăng 4:16 16 Chúng ta đã nhận biết và tin tưởng tình yêu thương của Chúa Trời đối với chúng ta. Chúa Trời tức là tình yêu thương, ai ở trong tình yêu thương là ở trong Chúa Trời, và Chúa Trời ở trong người ấy.

Chúa Trời chính là sự yêu thương. Bạn muốn được hiệp làm một với Chúa Trời và tương giao với Ngài thì bạn phải đi trong sự yêu thương. Ở phần trên chúng ta đã thấy rằng tính chất cơ bản của yêu thương là sự phó thác, có nghĩa là sự phó thác là ở trong tính tình của Chúa Trời, ấy chính là yêu thương.

Sự Phó Thác Của Chúa Trời Đối Với Chúng Ta

Sự phó thác của Chúa Trời đối với chúng ta được bày tỏ trong 1 Giăng 4:19: “19 Chúng ta yêu thương, vì Chúa Trời đã yêu thương chúng ta trước.” Tương tự như vậy, chúng ta phó thác cho Chúa Trời vì Ngài đã phó thác cho chúng ta trước. Sự phó thác của chúng ta đối với Chúa Trời là xây dựng trên sự phó thác của Ngài đối với chúng ta.

Trong phần còn lại của bài giảng này, chúng ta tra khảo về sự phó thác của Chúa Trời đối với chúng ta thay vì sự phó thác của chúng ta đối với Ngài. Thật ra, trong phần cuối của Ma-thi-ơ chương 5, “Bài giảng trên núi”, từ sự phó thác của chúng ta đối với Chúa Trời chuyển sang sự phó thác của Chúa Trời đối với chúng ta.

Ma-thi-ơ 5:45 45 hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời; bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ ác cùng kẻ lành, ban mưa cho kẻ công nghĩa cùng kẻ độc ác.

Đây chính là sự phó thác của Chúa Trời đối với chúng ta trong cuộc sáng tạo muôn vật. Khi Chúa Trời giáng mưa trên mặt đất, Ngài có phải chỉ ban phước cho kẻ công nghĩa thôi, hết thảy nước mưa là ở trên ruộng đất của họ, còn những kẻ không công nghĩa thì không nhận được một chút mưa nào và lành phải chết đói chết khát sao? Câu trả lời hiển nhiên là Chúa Trời mở rộng sự phó thác căn bản của Ngài cho hết thảy mọi người, công nghĩa cũng như không công nghĩa. Chúa Trời cung cấp nước mưa và ánh sáng cho kẻ không công nghĩa cho dù họ không tạ ơn Ngài khi họ được mùa màng tốt nhưng cứ qui công cho sự cần cù làm việc của mình. Nhưng nếu Chúa Trời giữ lại nước mưa trong một năm, họ sẽ thấy giới hạn của khả năng con người. Nếu không có mưa giáng xuống trong hai năm trời, họ càng thấy bơ vơ, không nơi nương tựa. Nếu Chúa Trời giữ lại nước mưa trong ba năm trời (tựa như trong thời của Ê-li, Ngài trừng phạt tội phản nghịch của nước Y-sơ-ra-ên), tình trạng của những kẻ này sẽ càng kinh khủng hơn.

Chúa Trời phó thác cho muôn vật của Ngài. Bất cứ bạn là công nghĩa hay không công nghĩa, Chúa Trời ban cho bạn nước mưa, ánh sáng, không khí và sức khỏe. Trên thế gian này, chúng ta có thấy những người công nghĩa thì khỏe mạnh và những kẻ không công nghĩa thì bị đau yếu thường xuyên không? Thật ra, tình hình là trái ngược hẳn, có khi người ta cảm thấy rằng hình như Chúa Trời thiên vị những kẻ không công nghĩa nữa! Trong Thi Thiên 73, thi nhân than khóc rằng kẻ độc ác được thịnh vượng trong khi người công nghĩa chịu đau khổ.

Chúa Trời Đấng Tạo Hóa phó thác cho muôn vật của Ngài cho dù họ không tạ ơn Ngài. Bạn có cảm tạ Chúa Trời vì những điều Ngài đã ban cho bạn không? Bạn có phó thác cho Đấng Tạo Hóa không? Phần nhiều người là không phó thác cho dù họ có sức khỏe tốt hay công ăn việc làm lương cao. Khi bạn thấy Chúa Trời rất mực nhân từ đối với một thế giới không tỏ lòng biết ơn Ngài, bạn có kinh ngạc không?

Ma-thi-ơ 6:26 26 Hãy xem loài chim trời, chúng chẳng gieo, chẳng gặt, cũng chẳng thâu trử vào kho tàng, mà Cha các ngươi trên trời nuôi chúng. Các ngươi há chẳng quí trọng hơn loài chim sao?

Ma-thi-ơ 6:28 28 Tại sao các ngươi lại lo lắng về quần áo? Hãy ngắm xem những hoa huệ ngoài đồng mọc lên thể nào, chúng chẳng làm việc khổ nhọc, cũng chẳng kéo chỉ,

Bạn hãy nhìn các vật xung quanh. Những chim trời có nhờ cậy vào máy nông nghiệp không? Chúng chẳng gieo giống. Mà chúng là những con vật đầy khí lực bay lượn một cách mạnh mẽ. Chúng không có chịu đói. Khi Chúa Trời sáng tạo trời đất muôn vật, Ngài đã sắp xếp mọi việc để cung cấp lương thực và các điều cần thiết cho muôn vật của Ngài.

Bạn hãy ngắm coi những hoa cỏ xung quanh. Ở Hong Kong có một điều tốt tôi thưởng thức là hoa huệ mọc suốt năm. Nhưng ở Canada, hoa huệ chỉ nở hoa trong khoảng thời gian ngắn trong một năm thôi. Tôi thường ngừng lại và ngắm nhìn cái thiết kế đẹp đẽ của các hoa huệ. Ngay cả vua Sô-lô-môn với vinh diệu của nhà vua còn không thể so với vẻ đẹp của hoa huệ (Ma-thi-ơ 5:29).

Bạn có hề đem một cây hoa về nhà không? Bạn ngắm nhìn vẻ đẹp của nó, khoảng hai ngày sau thì nó chết đi. Nhưng khi nó còn sống, cuộc sống của nó có giá trị và tràn đầy ý nghĩa vì nó bày tỏ thiết kế đẹp đẽ của Chúa Trời trong cuộc sáng thế và sự cung cấp cho nhu cầu của muôn vật. Nếu Chúa Trời đã cho các hoa cỏ ở ngoài đồng ăn mặc đẹp đẽ cho dù chúng chỉ sống hôm nay và ngày mai thì tiêu tan, há chẳng Ngài lại không trông nom các bạn càng nhiều hơn chăng, hỡi kẻ ít đức tin (Ma-thi-ơ 5:30)?

Tin Cậy Vào Chúa Trời Về Những Điều Cần Thiết Của Chúng Ta

Chúa Giê-su dạy bảo chúng ta những điều này không phải để gia tăng kiến thức cho trí óc của ta, nhưng để răn dạy chúng ta hãy tin cậy vào Chúa Trời về những điều cần thiết cho thân thể của ta. Bạn có hề luyện tập tin cậy vào Chúa Trời về những điều cần thiết cho thân thể của bạn chưa? Khi tôi ở Trung Quốc, mỗi một ngày tôi sống theo những điều dạy trong Ma-thi-ơ chương 6 trong ba năm trời (Xin đọc “Bài Làm Chứng Của Mục Sư Trương Hy Hòa” (1) – (6)). Mỗi buổi sáng tôi thức dậy không có đồ ăn cho ngày đó, tôi bèn nói: “Lạy Cha, Cha trông nom cho những con chim trời. Hôm nay con không có đồ ăn, xin Cha hãy trông nom cho con.” Mỗi ngày Đức Cha của tôi đều cung cấp cho tôi, không hề thất hứa. Bạn ngẫm nghĩ coi, khi bạn tin cậy vào Ngài và phó thác cho Ngài, và biết chắc rằng Ngài không bao giờ thất hứa, rồi bạn có những kinh lịch chân thật như thế, ấy sẽ dựng lên một đức tin vững chắc biết bao! Tôi nhận biết những lời dạy này là chân thật. Tôi mong rằng các bạn cũng nhận biết một cách chắc chắn như vậy. Nếu bạn chỉ biết bảo đảm cho cuộc sống của mình trên đời này bằng cánh tay của bạn, thì bạn sẽ không kinh lịch được sự chân thật của Chúa Trời, ấy là thật đáng tiếc.

Tôi dạy lớp huấn luyện môn đồ ở thành phố Montreal, khi lớp huấn luyện đó tốt nghiệp, tôi sai các học viên đó đi thành phố Toronto. Tôi bảo chúng rằng: “Các bạn phải luyện tập tin cậy vào Chúa Trời. Tôi sai các bạn đi Toronto, mỗi người chỉ có vài đô-la trong túi thôi, và nội trong một tháng sau các bạn phải tin cậy vào Chúa Trời về tất cả các nhu cầu cần thiết của mình.” Chúng chỉ có đủ tiền đi xe đến Toronto, và cộng thêm một vài đô-la trong túi để dùng trong một tháng sắp tới. Tôi nói rằng: “Chúng ta sẽ coi Chúa Trời có chăm nom các đầy tớ của Ngài hay không, Ngài có cung cấp những điều cần thiết cho các bạn hay không. Nếu Kinh Thánh không phải chân thật hay Chúa Trời không có thật, các bạn đừng phó thác cuộc đời cho Ngài. Nếu các bạn không thể tin cậy vào Chúa Trời, tại sao các bạn lại từ bỏ công ăn việc làm và chuyên nghiệp để phụng sự Ngài để làm chi? Nếu các bạn phải chịu đói trong tháng sau, các bạn hãy bỏ quên việc phụng sự Chúa Trời và sắp xếp hành lý về nhà.”

Sau một tháng các học viên trở về Montreal, chúng không có gầy yếu hơn trước kia. Chúng đầy dẫy vui mừng trong Chúa Trời, và chia sẻ những kinh lịch Ngài cung cấp các điều cần thiết cho chúng nội trong tháng đó. Một tháng thì không có dài, nhưng trong khoảng thời gian ngắn đó chúng đã nhận biết rằng Chúa Trời là chân thật biết bao. Tôi biết rằng Chúa Trời của tôi là chân thật.

Tin Cậy Vào Chúa Trời, Không Phải Thử Thách Chúa Trời

Nầy không phải là thử thách Chúa Trời nhưng là áp dụng những điều Chúa Giê-su răn dạy trong những đoạn Kinh Thánh trên. Tin cậy vào Chúa Trời về các nhu cầu cần thiết của bạn. Đừng có lo âu về đồ ăn và áo quần. Đừng có tích trữ tài sản trên thế gian nhưng hãy quyên tặng tiền tài cho kẻ nghèo. Rồi ra đi hoàn toàn nhờ cậy vào Chúa Trời, và coi Ngài sẽ làm gì. Ấy là sự phó thác. Nếu không muốn thực hành thì cứ nói về phó thác để làm chi? Các môn đồ của Chúa Giê-su đi theo Chúa như thế nào? Chúng sống một cách y hệt như Chúa đã sống vậy. Chúa Giê-su không có chỗ gối đầu, vậy các môn đồ cũng không nhận được tài trợ khả quan trên đời này. Mỗi ngày chúng cứ ra đi tin vậy vào Đức Cha.

Bạn có dám giao phó cuộc đời của bạn cho Chúa Trời không? Nếu bạn không tin rằng Chúa Trời sẽ chăm nom bạn trong đời này, thì dựa vào cái gì mà bạn biết rằng bạn sẽ có sự sống đời đời trong tương lai? Không chừng bạn chỉ có mong mỏi, nhưng bạn không biết chắc rằng sau khi bạn chết đi rồi Chúa Trời sẽ cho bạn sống lại trong tương lai hay không. Nếu bạn không thể tin cậy vào Ngài hiện bây giờ, thì làm sao mà bạn lại có thể tin cậy vào Ngài về những việc trong tương lai ? Bởi vậy đa số Tín Đồ Cơ Đốc không có sức thuyết phục trong bài giảng luận hay trong phương hướng của cuộc đời. Chúng không hề nhận biết hay chưa từng kinh lịch rằng Chúa Trời là phó thác cho chúng. Sống trên thế gian này và biết chắc rằng Đấng Chúa Trời hằng sống là phó thác cho bạn! Điều này sẽ đem lại bình yên và vui vẻ trong cuộc đời của bạn mà rất ít người kinh lịch được. Bạn có khẳng định rằng Chúa Trời là phó thác cho bạn không?

Trong Ma-thi-ơ 6:28, Chúa Giê-su dạy bảo chúng ta đừng có lo lắng. Lo lắng là phủ nhận, thậm chí từ chối sự phó thác. Khi tôi phó thác cho Chúa Trời, tôi có lòng tin. Khi tôi có lòng tin, thì tôi không lo lắng, và có bình yên trong lòng. Nếu tôi biết rằng Chúa Trời là phó thác cho tôi, tôi không sợ hãi gì cả và không lo lắng gì cả.

Chúa Trời Phó Thác Cho Con Cái Của Ngài

Ma-thi-ơ chương 7 đưa chúng ta đến cơ sở của “Bài giảng trên núi”: Chúa Trời là phó thác cho chúng ta. Chúng ta đã thấy Chúa Trời phó thác cho chúng ta tại vì chúng ta do Ngài tạo ra. Ngoài điểm này ra, Chúa Trời phó thác cho những người con cái của Ngài.

Ma-thi-ơ 7:7 – 11 7 Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, cửa sẽ mở cho các ngươi. 8 Bởi vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ cửa thì cửa sẽ mở. 9 Trong các ngươi có ai, khi con mình xin bánh lại cho đá chăng? 10 Hay là con mình xin cá, lại cho rắn chăng? 11 Vậy nếu các ngươi là gian ác, còn biết cho con cái mình các vật tốt, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban các vật tốt cho những người cầu xin Ngài sao?

Nếu Chúa Trời là Cha của bạn, Ngài sẽ ban cho bạn các vật tốt còn hơn người cha của bạn trên đời này cho bạn là thể nào? Ngài chắc chắn cung cấp những điều cần thiết cho bạn. Ở Trung Quốc, khi tôi sống trơ trội một mình và không có một đồng xu trong túi, không có chỗ nằm ngủ, tôi phải hoàn toàn nhờ cậy vào Chúa Trời. Mỗi buổi sáng tôi nói: “Chúa Trời ơi, con là đứa con của Chúa, và Chúa là Cha của con” – Ngài không hề thất hứa.

Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, Ngài phó thác cho tất cả muôn vật do Ngài sáng tạo ra, bởi vậy hiện giờ ngay cả những người không tin vào Ngài vẫn được Ngài cung cấp cho mọi điều cần thiết. Và khi chúng ta trở thành con cái của Chúa Trời, Ngài sẽ phó thác cho chúng ta trong một trình độ sâu đậm hơn, Đức Cha phó thác cho con cái của Ngài.

Bằng cách nào mà chúng ta trở thành con cái của Chúa Trời?

Giăng 1:12 12 Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền năng để trở thành con cái của Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin vào danh Ngài,

Ga-la-ti 4:6 6 Vì anh em là con, nên Chúa Trời đã sai Linh của Con Ngài vào trong lòng chúng ta, kêu rằng: “A-ba! Cha!”

Chúa Trời phó thác cho chúng ta theo hai trình độ: trình độ của muôn vật, và trình độ của con cái dành cho những con cái của Ngài. Nếu chúng ta là con cái của Chúa Trời, chúng ta sẽ được hưởng phước lành trong sự phó thác của Chúa Trời theo hai trình độ này. Các bạn hãy ghi sâu vào trong lòng về điểm này, Chúa Trời là phó thác cho bạn!

Chúa Trời Bày Tỏ Sự Phó Thác Của Ngài Tùy Theo Sự Đáp Ứng Của Chúng Ta

Có một nguyên tắc quan trọng trong “Bài giảng trên núi”: Chúa Trời phó thác hoàn toàn cho chúng ta, nhưng Ngài bày tỏ sự phó thác ấy như thế nào là tùy theo trình độ mà chúng ta bày tỏ sự phó thác của chúng ta cho Ngài. Chúa Trời ban phước cho chúng ta hay trừng phạt chúng ta, Ngài đối xử với chúng ta một cách nhân từ hay nghiêm khắc, đều tùy theo cách chúng ta đáp ứng với Ngài. Ngay cả phán xét của Chúa Trời cũng bày tỏ sự phó thác của Ngài cho chúng ta.

Sự phó thác của Ngài cho bạn là chắc chắn, bất cứ bạn là Tín Đồ Cơ Đốc hay không, tại vì chúng ta đều do Ngài tạo dựng nên. Nhưng bạn sẽ kinh lịch sự phó thác của Ngài cho bạn là tùy theo phương cách bạn đáp ứng với Ngài.

Người ta kinh lịch Chúa Trời một cách khác nhau tại vì chúng phó thác cho Ngài một cách khác nhau. Bạn sẽ kinh lịch Chúa Trời bằng cách này hay cách khác, tùy thuộc vào sự phó thác của bạn cho Ngài. Đáp ứng hay không đáp ứng tỏ ra rằng bạn có phó thác hay không. Nếu bạn phó thác cho Chúa Trời, Ngài sẽ đáp ứng với bạn theo một phương cách này. Nếu bạn không phó thác cho Chúa Trời, Ngài sẽ đáp ứng bằng một phương cách khác.

Ma-thi-ơ 6:1 1 Hãy cẩn thận, đừng làm sự công nghĩa của các ngươi trước mặt người ta để cho họ thấy; bằng không, các ngươi chẳng được phần thưởng gì của Cha các ngươi ở trên trời.

Nếu bạn làm ra việc công nghĩa để cho thiên hạ coi, bạn sẽ không nhận được phần thưởng gì từ Chúa Trời. Nhưng nếu bạn làm việc công nghĩa một cách kín đáo, thí dụ như tặng tiền bạc cho kẻ nghèo, “Cha ngươi là Đấng thấy trong nơi kín đáo sẽ thưởng cho ngươi.” (Ma-thi-ơ 6:4). Phương cách bạn đáp ứng với ý chỉ của Chúa Trời sẽ định đoạt bạn sẽ nhận được phần thưởng hay không. Chúa Trời luôn luôn phó thác cho bạn, nhưng bạn sẽ kinh lịch sự phó thác ấy như thế nào là tùy thuộc vào phương cách bạn đáp ứng với Ngài.

Cùng một nguyên tắc lặp lại trong Ma-thi-ơ 6:5 (không nhận được phần thưởng từ Chúa Trời) và Ma-thi-ơ 6:6 (được phần thưởng), và một lần nữa trong câu 16 (không có phần thưởng) và câu 18 (có phần thưởng). Những người nhận được phần thưởng của người đời qua lời khen ngợi sẽ không nhận được phần thưởng của Chúa Trời.

Nguyên tắc này về sự phó thác của Chúa Trời và sự phó thác của bạn chạy suốt trong “Bài giảng trên núi”. Thí dụ, bạn sẽ được tha thứ hay không là tùy thuộc vào bạn có tha thứ người khác hay không. Chúa Trời bày tỏ sự phó thác của Ngài cho chúng ta khi Ngài tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta tha thứ người khác, và Ngài sẽ không tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta không tha thứ cho người khác.

Ma-thi-ơ 6:14 – 15 14 Nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi. 15 Nhưng nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi.

Ma-thi-ơ 7:1 – 2 1 Các ngươi đừng xét đoán ai hầu cho các ngươi khỏi bị xét đoán. 2 Vì các ngươi xét đoán người ta thể nào, thì các ngươi cũng bị xét đoán thể ấy; các ngươi lường cho người ta mực nào, thì các ngươi cũng được lường cho mực ấy.

Nếu bạn thật sự phó thác cho một người nào thì bạn sẽ yêu thương người ấy và làm việc tốt lành cho người. Nhưng xét đoán người ta là một hành động tự đề cao chính mình vượt quá sự phó thác. Có nghĩa là bạn nói rằng bạn không cần phó thác cho người ấy, mà bạn đứng trên đầu của người ấy để xét đoán người. Trong việc đối xử với người ấy, bạn đã đứng vào địa vị của Chúa Trời, nhưng lại thiếu tình yêu thương của Chúa Trời và sự phó thác của Ngài. Ma-thi-ơ 7:2 nói rằng bằng bạn lường cho người ta mực nào, “thì các ngươi cũng được lường cho mực ấy”; này là chỉ về Chúa Trời một cách gián tiếp: Chúa Trời sẽ đối xử với bạn bằng phương cách bạn đối xử với người khác. Ấy cũng tỏ ra rằng bạn có vâng giữ mệnh lệnh của Chúa Trời hay không trong việc đối xử với người khác. Nếu bạn xét đoán người khác, bạn không vâng giữ mệnh lệnh của Chúa Trời vì Ngài dạy bảo chúng ta không nên xét đoán. Nhưng nếu bạn yêu thương người khác, thì bạn vâng phục Chúa Trời. Nếu bạn xét đoán người khác, Chúa Trời sẽ xét đoán bạn. Nếu bạn yêu thương người khác, Chúa Trời sẽ đổ yêu thương của Ngài trên bạn.

Nếu bạn muốn kinh lịch sự dồi dào của tình yêu thương của Chúa Trời, bạn hãy vâng giữ ý chỉ của Ngài và yêu thương người ta. Nếu bạn là một người Tín Đồ Cơ Đốc, bạn muốn kinh lịch sự phán xét của Chúa Trời (sự phán xét là bày tỏ sự phó thác của Ngài cho chúng ta) thì bạn cứ đi xét đoán người khác, rồi bạn coi Chúa Trời sẽ làm gì cho bạn.

Có cùng một nguyên tắc trong Ma-thi-ơ 7:7: “7 Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ, cửa sẽ mở cho.” Chính là hành động của bạn dẫn đến sự đáp ứng từ Chúa Trời. Nếu bạn xin, thì sẽ được ban cho. Nếu bạn không xin, thì bạn sẽ không được gì hết. Nếu bạn hết lòng tìm cầu Chúa Trời, thì bạn sẽ tìm được Ngài. Nhưng nếu bạn không tìm cầu Ngài, thì bạn sẽ tìm không được. Nếu bạn không gõ trên cánh cửa của nước Chúa Trời, thì cửa sẽ không mở cho bạn.

Bạn thấy cuộc sống của Tín Đồ Cơ Đốc không phải là tiêu cực, bạn không phải cứ ngồi đó và chờ đợi mọi việc từ trên trời rơi xuống vào trong lòng bạn. Cuộc sống của Tín Đồ Cơ Đốc liên quan đến hành động cầu xin, tìm kiếm và gõ cửa, rồi Chúa Trời sẽ trả lời. Ngài không muốn chúng ta trở thành một nhóm người tiêu cực, hay tệ hơn nữa là thành ra một nhóm bù nhìn. Ngài muốn chúng ta chủ động đi tìm cầu. Nếu không có ân điển trợ sức thì chúng ta chắc làm không được điều này, nhưng ân điển không phải từ trên trời rơi xuống vào trong lòng ta, mà chúng ta phải theo đuổi nó. Khi chúng ta theo đuổi, thì Chúa Trời sẽ giúp đỡ chúng ta làm những việc cần thiết. Cuộc sống của Tín Đồ Cơ Đốc là sự tác động qua lại giữa Chúa Trời và chúng ta.

Ma-thi-ơ 7:17 – 19 17 Vậy, cây nào tốt thì sinh quả tốt; nhưng cây xấu thì sinh quả xấu. 18 Cây tốt không thể sinh quả xấu, mà cây xấu cũng chẳng sinh được quả tốt. 19 Hễ cây nào không sinh quả tốt thì bị đốn và ném vào lửa.

Nếu chúng ta sinh quả tốt, chúng ta sẽ nhận được phước lành từ Chúa Trời. Nếu chúng ta sinh quả xấu, sự phó thác của Chúa Trời cho chúng ta sẽ bày tỏ trong sự phán xét, và chúng ta sẽ bị đốn đi. Mỗi một cây xấu đều sẽ bị đốn đi và ném vào ngọn lửa của sự phán xét của Chúa Trời. Bạn đừng nghĩ rằng sự phán xét chứng tỏ rằng Chúa Trời không phó thác cho chúng ta. Ngược lại, sự phán xét bày tỏ rằng Chúa Trời phó thác tuyệt đối cho muôn vật mà Ngài đã tạo ra. Chúng ta có bổn phận phải phó thác cho Chúa Trời, trách nhiệm là ở trong tay của chúng ta, và chúng ta không thể đổ lỗi cho Chúa Trời.

Không những chỉ ở trong Tân Ước, nhưng ở trong Cựu Ước cũng thấy nguyên tắc này: Sự đáp ứng của Chúa Trời là tùy theo sự đáp ứng của chúng ta.

Thi Thiên 18:24 – 26 24 Bởi vậy, Gia-vê đã báo tôi tùy theo sự công nghĩa của tôi, tùy theo sự thánh sạch của tay tôi trước mặt Ngài; 25 Với người nhân từ, Chúa tỏ mình nhân từ; Với người trọn vẹn, Chúa tỏ mình trọn vẹn; 26 Với người trong sạch, Chúa tỏ mình trong sạch; Với kẻ xảo quyệt, Chúa sẽ tỏ mình xảo quyệt.

Người trong sạch thấy Chúa Trời rất trong sạch, người nhân từ thấy Chúa Trời rất mực nhân từ, người xảo quyệt thấy Chúa Trời khó mà đối xử. Chúa Trời đối xử với bạn tùy theo cách bạn đối xử với Ngài. Nếu bạn muốn chơi bài với Chúa Trời, thì bạn chắc thua cuộc. Nếu bạn là thành thật với Chúa Trời, Ngài sẽ thành thật với bạn. Chúa Trời thì không bao giờ giả dối hay xảo quyệt, nhưng nếu bạn có tấm lòng giả dối hay xảo quyệt, bạn sẽ bị Ngài trừng phạt, rồi bạn sẽ nhìn Chúa Trời qua một quan điểm sai lầm. Bởi vậy người ta kinh lịch Chúa Trời một cách khác nhau. Có những người không hề kinh lịch Chúa Trời, tại vì họ không hề đáp ứng lại Ngài. Họ không thấy Chúa Trời ở đâu cả, tại vì Ngài không muốn giao thiệp với họ.

Thi Thiên 62:12 nói rằng: “12 Và Chúa ơi, lòng nhân từ thuộc về Chúa; Vì Chúa trả cho mọi người tùy theo công việc của người.” Chúa Trời đáp ứng với chúng ta tùy theo những việc ta làm.

Ê-xê-chi-ên 7:27 27 Vua sẽ than khóc, quan trưởng sẽ mặc lấy sự kinh khủng, tay của dân chúng trong nước sẽ run rẩy. Ta sẽ đối xử với chúng theo cách chúng ăn ở; Ta sẽ phán xét chúng nó theo cách xét đoán của chúng, và chúng sẽ biết ta là Gia-vê.

Tôi mong rằng bạn thấy rõ nguyên tắc này. Trong Phục Truyền Luật Lệ Ký chương 27 và 28, Chúa Trời để dân Y-sơ-ra-ên chọn lựa giữa nguyền rủa (chương 27) và ban phước (chương 28). Chúa Trời không muốn nguyền rủa chúng ta, nhưng nếu chúng ta sống trong tội lỗi và tàn ác, sự phó thác của Ngài sẽ bày tỏ trong sự phán xét.

Phục Truyền Luật Lệ Ký chương 27 và 28 đề cập đến núi Ê-banh và núi Ga-ri-xim là hai ngọn núi ở xứ Sa-ma-ri. Các nguyền rủa được tuyên bố từ núi Ê-banh, còn các phước lành thì được tuyên bố từ núi Ga-ri-xim. Đó là một sự kiện rất quan trọng, tất cả người dân Y-sơ-ra-ên tụ họp tại nơi đó, chúng lắng nghe các nguyền rủa và các phước lành được tuyên bố từ hai ngọn núi này. Mỗi lần tôi đi thăm nước Y-sơ-ra-ên, khi tôi đi qua giữa hai ngọn núi này, tôi đều nhớ đến sự kiện này. Chúng ta sẽ nhận được phước lành hay bị nguyền rủa là tùy theo sự lựa chọn của chúng ta. Đó là nguyên tắc trong Cựu Ước cũng như trong Tân Ước.

Chúa Trời nói với người dân Y-sơ-ra-ên rằng: “2 Trong tất cả mọi gia đình trên mặt đất, Ta chỉ biết một mình các ngươi; Bởi vậy ta sẽ trừng phạt các ngươi vì mọi tội lỗi của các ngươi.” (A-mốt 3:2).

Mối quan hệ giữa Chúa Trời và chúng ta là tựa như mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cách mà con gái tôi đối xử với tôi sẽ ảnh hưởng đến cách tôi đối xử với nó. Nếu con gái tôi không vâng phục, nó sẽ thấy sự nghiêm khắc của người cha. Nhưng nếu nó vâng phục, thì nó sẽ thấy cha của nó rất nhân từ. Tôi khá ngạc nhiên không hiểu tại sao đôi khi nó lại làm những chuyện khiến tôi phải nghiêm khắc với nó, thật ra tôi muốn đối xử với nó một cách nhân từ. Nếu bạn là người cha hay người mẹ, bạn sẽ hiểu rõ điều này. Tương tự như vậy, Chúa Trời muốn ban phước lành cho chúng ta thay vì phải nghiêm khắc với chúng ta. Tại sao chúng ta muốn gây rắc rối với Ngài? Ngài vui lòng đổ phước lành trên chúng ta, tựa như trong câu Kinh Thánh Ma-thi-ơ 7:11 nói vậy, tại sao bạn không để Ngài ban phược cho bạn?

Sự Phó Thác Của Chúa Trời Đối Với Chúng Ta

Chúng ta đã thấy rằng muôn vật bày tỏ sự phó thác của Ngài đối với chúng ta. Sự phó thác của Ngài cũng được bày tỏ qua kế hoạch cứu chuộc của Ngài, Ngài ban cho chúng ta được làm con cái của Ngài. Sự phó thác của Chúa Trời bày tỏ qua thập giá của đấng Christ. Phó thác của Ngài được bày tỏ trong việc ban Thánh Linh cho chúng ta. Và sau cùng, phó thác của Chúa Trời được bày tỏ trong Sự Phán Xét, ấy là việc làm sau cùng trong sự phó thác của Ngài đối với muôn vật. Chúa Trời chắc chắn đáp ứng với chúng ta tùy theo cách chúng ta đáp ứng với Ngài.

© Châu Huệ Hiền, 2016, 2018

Permission is granted for the non-profit distribution or printing of this message for the ministry of the Gospel.

Cho phép phân phát hoặc in lại bài giảng này phi lợi nhuận trong việc rao truyền Tin Lành.

 

(c) 2021 Christian Disciples Church